✔️Sản phẩm chính hãng 100%
✔️Giá luôn tốt nhất
✔️Tư vấn chuyên nghiệp chuyên sâu
✔️Giao hàng tận nơi trên toàn quốc
✔️Bảo hành & sửa chữa tận tâm
Cảm biến
Model: Cảm biến
Xuất xứ: QTECH
Bảo hành: 12 Tháng
- Sales Engineer - Mr. Minh Quang: 0859.788.333
- Sales Engineer - Mr Quân: 0972.124.827
- Sales Engineer - Mr. Văn Hải: 0901.82.00.11
- Hỗ trợ kỹ thuật: 0367.509.634
Mô tả chung
Cảm biến là gì?
Cảm biến là một thiết bị điện tử có thể nhận biết được các yếu tố vật lý sinh học hoặc yếu tố hóa học tại nơi nó được đặt, môi trường khảo sát Sau đó được chuyển đổi thành dạng thông tin mã hóa và xuất về màn hình hoặc máy tính, hệ thống PLC để có thể điều khiển các thiết bị khác từ xa Nói một cách hiểu khác, thông tin sẽ được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng tại môi trường đó Từ đó phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học như đo đạc, xử lý thông tin hay trong việc điều khiển các thiết bị Cảm biến thường được đặt trong vỏ bảo vệ để tạo thành đầu thu hay đầu dò Cảm biến sẽ kèm các mạch điện hỗ trợ
Cấu tạo cảm biến
Cảm biến có rất nhiều loại trên thị trường nhưng đều làm từ các đầu dò điện tử Các đầu dò này có khả năng thay đổi tính chất theo sự thay đổi của môi trường xung quanh Nó còn có tên gọi khác là các sensor
Một số dòng cảm biến thông dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay
1 Cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ hay còn gọi là can nhiệt, cặp nhiệt điện, nhiệt điện trở là cảm biến được sử dụng để đo nhiệt độ, khi nhiệt độ thay đổi thì các cảm biến sẽ đưa ra một dạng tín hiệu mà từ tín hiệu này các bộ đọc sẽ đọc được và quy ra nhiệt độCảm biến nhiệt độ còn được gọi với rất nhiều tên khác như: cảm biến đo nhiệt độ, sensor nhiệt độ, sensor cảm biến nhiệt độ, dây cảm biến nhiệt độ, dây dò nhiệt, cảm biến nhiệt độ công nghiệp, bộ cảm biến nhiệt độ, thiết bị cảm biến nhiệt độ…Được ứng dụng vào việc đo nhiệt độ ở môi trường không khí, nước, chất lỏng hoặc nhiệt độ trong máy móc,… Cảm biến nhiệt thường được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp
Các loại cảm biến nhiệt độ
2 Cảm biến quang học
Cảm biến quang học là thiết bị được cấu tạo từ các linh kiện bán dẫn Chúng còn được gọi với tên gọi khác là Light Sensor Cảm biến sẽ thay đổi tính chất khi có ánh sáng đi qua Tín hiệu ánh sáng sẽ được bộ thu chuyển đổi thành dạng thông tin và truyền về bộ điều khiển nhờ các bảng mạch Hiện nay, cảm biến quang học được chia thành 3 loại Cụ thể là cảm biến quang hồng ngoại, gương phản xạ và quang khuếch tán
Cảm biến quang
Cảm biến quang hồng ngoại: Cấu tạo từ 1 bộ phát ánh sáng theo loại hồng ngoại hoặc laser Một bộ thu chuyên nhận tín hiệu ánh sáng sau đó chuyển thành tín hiệu điện
Cảm biến gương phản xạ: Cảm biến hoạt động nhờ vào 1 chiếc gương được đặt trước bộ thu và phát Chúng sẽ hoạt động khi không có vật gì cản trở ánh sáng Tín hiệu phát được truyền tới gương và phản xạ lại vào bộ thu Bộ thu này sẽ chuyển đổi tín hiệu từ quang học sang NPN hoặc PNP
Cảm biến quang khuếch tán: Cảm biến này thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất và tự động hóa Điểm nổi bật nhất của cảm biến này là có khả năng phát hiện vật thể từ khoảng cách khá xa Chính vì vậy, nó được áp dụng trong các máy đếm sản phẩm chạy trên băng tải hoặc đọc mã vạch của các hàng hóa loại lớn
3 Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất là thiết bị điện được sử dụng phổ biến nhất trong các bình khí nén, máy nén, áp suất lốp xe Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để đo áp suất chất lỏng, áp suất nước Nhiệm vụ của chúng là giám sát áp suất hay áp lực Và chuyển những thông tin đó về màn hình hiển thị hay bộ điều khiển dưới dạng tín hiệu 4-20mA Cảm biến áp suất có nhiều loại như: cảm biến áp suất âm, cảm biến chênh áp, cảm biến áp suất tương đối, cảm biến tuyệt đối Dải hoạt động có thể từ giá trị áp âm đến 0 và đến giá trị áp dương Đơn vị của cảm biến áp suất thường dùng là bar Một số nơi, nhà sản xuất dùng đơn vị PSI Bởi tính chính xác cao, giá thành khá rẻ và bền nên chúng được nhiều người tin dùng
Cảm biến áp suất
4 Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận dùng để phát hiện ra vật ở phía trước nó Cảm biến tiệm cận dùng từ trường để phát hiện vật Cảm biến này thường được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận là phát ra các trường điện từ, sau đó nhận biết các vật thể bằng kim loại phía trước Các tín hiệu được phát ra sẽ tiếp tục được thu lại và đưa về bộ điều khiển Cảm biến tiệm cận được chia làm 2 loại chính là cảm biến trường điện từ và điện dung
Hình ảnh minh họa cảm biến tiệm cận
Cảm biến trường điện từ: Đây là loại cảm biến phát ra các trường điện từ để phát hiện ra các vật thể kim loại phía trước Ưu điểm lớn nhất của cảm biến này là có khả năng hoạt động tốt trong các môi trường sản xuất công nghiệp ô nhiễm Nhưng điểm yếu của chúng lại là chỉ phát hiện được kim loại
Cảm biến điện dung: Cảm biến này dùng để phát hiện các vật thể dạng nhựa hoặc carton,… Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung là đầu dò sẽ phát ra trường điện dung Khi một vật thể đi ngang qua thì tín hiệu điện được xuất ra rồi đưa về bộ chuyển đổi
5 Cảm biến mức chất lỏng
Hình ảnh minh họa cảm biến mức
Cảm biến mức chất lỏng (Level sensor) hiện mức chất lỏng hoặc chất rắn lỏng hóa bao gồm bùn, vật liệu dạng hạt và bột thể hiện bề mặt tự do phía trên Các chất chảy về cơ bản trở thành nằm ngang trong các thùng chứa chúng (hoặc các ranh giới vật lý khác) do trọng lực trong khi hầu hết các chất rắn khối lượng lớn ở một góc đặt lại đến đỉnh Chất cần đo có thể ở trong một thùng chứa hoặc có thể ở dạng bể chứa tự nhiên như sông hồ Phép đo mức có thể là giá trị liên tục hoặc điểm Cảm biến mức liên tục đo mức trong một phạm vi xác định và xác định chính xác lượng chất ở một nơi nhất định, trong khi cảm biến mức điểm chỉ cho biết chất đó ở trên hay dưới điểm cảm nhận Nói chung các mức phát hiện sau là quá cao hoặc thấp
Xem các dòng cảm biến
- Cảm biến ảnh
- Cảm biến tốc độ
- Cảm biến vật lý
- Cảm biến hóa học
- Cảm biến sinh học
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ QTECH
MST: 0109665563
(Công ty chuyên phân phối các loại cảm biến uy tín chất lượng, cung cấp địa chỉ mua với giá rẻ với giá tận gốc)
Dowload tài liệu
Dowload Catalog